Joker

Note: my rambling does have spoilers. Key word is ‘proceed or runaway’, so you are safe to read up to that point.

Before going in, I was also one of those obsessed people on YouTube that had no problem admitting to rewatching the trailers more than we should. What? It was mesmerizing, and worthy of a trailer award if there were any.

This is not a movie customized for comic fans, and I’m glad they took such approach. Even if you are not a comic person and couldn’t care less, you can still enjoy this movie, minus some parts where if you understand what these names like Wayne mean, you would dive deeper on the dark end of the message. Regardless, the movie expands beyond the DC character and leaps into our reality in a way that I (kind of) anticipated, but still did not expect to be so smooth, real, bold, and relatable.

My first thought when I watched the trailer for the first time was “Oh shit, they are making a relatable Joker?” No no no no no. That is the scariest monster you want to unleash. The world is already dark with enough problems. 

But I guess not everyone will feel that way, and it’s true. After the movie ended, I heard 2 people behind my seats talking to one another “I don’t get it”.

Woah, am I that dark? Or old? Because they seem to be on the younger side. Maybe it has to do with how much life has beaten you down for you to get this movie or the character?

Come back to the point of ‘relatable Joker’, here is what I mean: we all know the Joker from all these Batman series before, across generations, all these Joker origin stories… from comics to movies… right? They all sounded comical to me (duh!), and I’m sure a lot of people think so too. A dude fell into a chemical pod and that was it?! Really? If that is how one turns to the dark, I bet we have an army of Jokers out in the streets by now given all the air pollution. So yeah, nothing relatable there, just a meaningless, gullible background story nobody bothered to think twice because it’s a comic story. And that is how Joker has been treated since the beginning of Batman movies, …

… until Heath Ledger & Nolan show up (and abolish the whole background concept altogether, to great effect)

Together, they created a much more horrifying, contemporary version of Joker. This Joker has a manifesto, he has a purpose, unique perspective (or is it?) – he is the puppeteer that spotlights societal hypocrisy at its best, and his job – which he loves – is to introduce anarchy, to send a message, to show it in broad day light, for all to see, or maybe just him & the Batman. It is so important for this Joker to push ‘the righteous’ over the edge, to prove their ‘true colors’.

Something about him still doesn’t make sense though – nobody knows who he is and surely the series wouldn’t bother going deep dive there either. “Do you know how I got these scars?” has been his own (self?) deceptive attempts to explain where he comes from, the moment that transform a ‘normal dude’ to a Joker. Perhaps the Joker himself doesn’t remember, but it doesn’t matter. It has NOT mattered for decades! Nobody bothers too much with how Joker becomes Joker because we like the enigma, we prefer to have a monster that we do not understand how and why it came to be. It is easier to be scared that way.

So, drumroll… fast forward to 2019, now we have a Joker origin story. Crazy?

This is not a singular attempt, actually Hollywood has other movie that introduce an empathetic view at a traditional villain already. 

But this movie is not to make you empathize. Admittedly when I watched the trailer, that was my impression. ‘Oh making Joker relatable?’ The real world is complex and ideas are like virus. Humans are impressionable so who knows what this will unleash. So it’s understandable how USA has its police force prepared, and Aurora, and people expressing their concerns on violence in the movie… BEFORE watching the movie, mind you.

I wouldn’t go too much into details of the movie, but here are some afterthoughts – still it can be spoilery depends on your expectation of the movie – proceed or run away

.

.

.

I was right to be cautious about the possibility that this is a mind-f***.

It is not in the sense of magician Inception style, it is more about humanity, society, how we are treating one another, the division, the poverty gap, the need to entertain base on ridiculing one another, the systematic ways that a society pushes a person over and over until somebody snaps, hypocrisy (a consistent theme with Heath’s Joker), mental illness is a serious topic in this one (so much to talk about), and… this is the worst of all, he was one of us, and we can (probably) see bits of himself in us. This is something we wouldn’t dare to say about Heath’s Joker. We might on many aspects agree with some of his statements, but it’s not the essence of who he is underneath that we see & understand. This is different.

So that is the major freakery that you will get from this movie.

With that said, do I (or general audience) now empathize/ sympathize/ condone Jokery actions?

This is where a lot of concerns stem from regarding this movie. But honestly after watching it, I don’t feel like that at all. I understand the transformation, it was very believable, heck it is too real that I got scared, and that is where this kicker comes in. The movie becomes a warning letter for all of us. ‘Hey, this can happen, this can happen to a real person out there‘, and then you start to think more about it and question your own role, our own role, as a society, in creating the ultimate Joker. This is no longer a comic character at this point, because the plot will get you there, this is realistic, relatable, and scary.

And, it’s also important to note that, despite whatever sympathy you feel for Arthur, Joaquin’s performance is soooo good that… despite it’s believable and convincing and you do feel bad for him, at some point you gasp at the transformation and realize… ‘no’ because there is a true line between empathy and condonation. There is this violence in him that I cannot see coming. The problem is you do understand his sentiments, but you still see a fundamental difference between that and going ‘hell yeah let’s shoot/kill him’. You won’t. So don’t worry about your moral collapse after watching Joker. 

Side note: at the cinema I watched, before going in you will be offered a Joker stamp/tattoo on the hand. As suspicious as I was about what this whole thing mean (what is this a revolution? a movement? condoning what he stands for?!), I just said no thanks, which I’m glad I did after watching the movie.

Violence?

Yeah the movie does have violence, OF COURSE. It’s Joker! But it’s not that (*) gruesome. I had a stomachache from the stress of watching The Revenant. This movie’s level of violence is not THAT high, if you compare 2 movies of same serious tone. And if you compare this against Deadpool, Deadpool wins in terms of gruesome slow-mo and frequency, and dare I say even in glorifying-violence-territory. This movie does not, even though yes some scenes do portray Joker dancing after a kill, but it tells you more about his state of mind/mental illness than anything else. I got startled in my seat twice because how abrupt it is, and that is the key, because all in all there is underlying mental illness and so much anger that the character has built up inside, which you do empathize, but it still catches you off-guard!

(*): in Vietnam, some scenes were cut – I found out afterwards, so it did decrease the violent effect on audience mind. For me personally, well, I know cutting stuff out makes the experience not original anymore, but I cannot take too much realistic bloody inhumane scenes. I learned that from The Revenant. I could watch horror movies with the devil or ghost hanging up the ceiling and laugh, but when it comes to messed up psychological & physical violence combined, it is a thousand times scarier for me… so in a way I’m relieved to find out the details later.

So, what is it that I love about this movie?

Every single scene is thoughtfully created, the colors, the tone, the soundtracks (!!!) camera angles, the plot, the nuances, those stairs scenes (!!!) and the way Joaquin captures all these degrees of human emotions, and the transformation (i can ramble for days). Gosh I know he has it in him but still you have to watch it to see it and has your goosebumps moments. His dark energy has impressed me from Gladiator, so I had no doubt he would nail this portrayal on the ‘dark spectrum’. But little did I know that the plot and the buildup was so convincing, it didn’t feel forced one bit (which is what I was worrying about before watching the movie).

So there, that is it. I appreciate the movie not because it’s entertaining, it makes me think and look back at myself, and I think it will open up lots of discussions. I think it is a heavy movie that you will still appreciate as a work of art many years later, the same way people are still talking about Heath’s Joker today, but expands further because it doesn’t stop at one actor’s performance, it’s the theme and everything.

Heads up though, it is depressing, and will haunt your mind…”the destruction of a soul”… as someone elegantly put it on YouTube.

 

Gotham, Joker, Harvey

Sự hiện diện mạnh mẽ của Batman v Superman tuần này + sự u ám màu xám của thời tiết = Gotham, Joker, Harvey.

Mình chưa xem Batman v. Superman, nhưng vì đã xem Man of Steel nên quyết định từ lúc đó là không nên đi xem thêm phim nào của Snyder. (hoàn toàn vì lí do cực kì chủ quan là tai mình không chịu được âm thanh quá lớn, mà phong cách của Snyder thì “TAO CHO TAI MÀY CHẾT NHA MÀY! CHẾT NÀY!”, kèm sự tâm huyết hình ảnh đập chết ý nghĩa sâu sa, không phải gu của mình).

 

Thời xa xưa, tưởng như thế kỉ trước vậy, mình xem Batman của Nolan. Phim đầu tiên mình xem lại là phần 2, có Joker, thế nên tất nhiên là ấn tượng về series của Nolan quá sâu sắc. Nhưng ban đầu, chỉ đơn giản là “wow, Joker của Heath Ledger thật ấn tượng”. Nay cái nhìn của mình đã có sự thay đổi.

Joker của Gotham tương đương Chí Phèo của làng Vũ Đại các bạn ạ.

Mình không phải chuyên gia về làng Vũ Đại, nhưng mình hiểu là Chí Phèo là sản phẩm tất yếu của một xã hội như làng Vũ Đại. Joker vì thế, là đứa con không thể không có của Gotham – một thành phố tồi tệ.

Người ta có thể nhìn thấy người ăn xin ngoài đường, người ta có thể nhìn thấy cảnh quan lụp xụp ở khu nhà nghèo, trái ngược với sự kì vĩ của (e hèm) dinh thự nhà Wayne. Tất nhiên sự trái ngược về cảnh quan chỉ là bề nổi của những bất công trong kết cấu xã hội: tham nhũng, mafia mạnh hơn cảnh sát, sự bắt tay câu kết giữa bên đại diện pháp luật và bên phá hoại kỉ cương, khoảng cách giàu nghèo quá lớn, v.v. Nhưng trên tất cả, với mình, cái tệ nhất của xã hội đó, căn nguyên của mọi thứ, là sự thờ ơ.

Đứng trước một viễn cảnh tăm tối như vậy của Gotham, những người làm nên bộ truyện này cũng sáng tạo ra những nhân vật khác (và được tái hiện có chiều sâu trong phim Nolan), tuân theo quy luật: cái cực này đẻ ra cái cực kia. Khi một xã hội cực đoan thờ ơ, sẽ đẻ ra những kẻ cực đoan trong cách hành xử. Ví dụ:

1-League of Shadow – liên minh bóng tối – nhiệm vụ ‘cao cả’ là đi san phẳng những xã hội không còn chỗ trông mong hay cứu vãn nổi. Mặc dù bắt nguồn từ cùng một cảm hứng tạo nên Batman, nhưng thứ mà League of Shadow đại diện không phải là hi vọng, mà là tuyệt vọng, đi kèm với thái độ bề trên tự cho mình quyền sinh quyền sát người khác – những người mà LoS không hề quen biết trên phương diện cá nhân, nhưng luôn được định sẵn trong đầu là ‘vì chúng thuộc về Gotham, một thành phố thối nát, nên không có gì đáng cứu vãn cả’.

2-Joker: một thằng ‘hề’ mà không ai nghĩ là đầu óc bình thường, nhưng cực kì thông minh và có cái nhìn toàn cảnh về sự thối nát ăn sâu của xã hội xung quanh hắn, không có câu chuyện bắt đầu, cũng không rõ câu chuyện kết thúc. Nghĩ về Joker mình chỉ tự bật ra trong đầu chữ “rebel”. Joker chơi ngông trong giới mafia, và hiểu bàn tay vô hình giữ cho hắn – đại diện của một lực lượng không bao giờ trừ bỏ được & Batman – đại diện của chút sinh lực tốt đẹp còn lại trong mỗi người – niềm hi vọng & đặt lòng tin vào cái thiện – luôn đi kèm với nhau, tồn tại song song trong cùng một thế giới. Vì thế trò chơi mà Joker tạo ra (hay tuân theo) thực ra là không có gì mới. Thứ duy nhất về Joker khiến mình thực sự rùng mình khi xem (ít nhất là ở phiên bản Nolan & Heath Ledger) là sự bạo tàn tưởng là ngẫu nhiên, không lường trước được nhưng thực ra lại vô cùng cao tay, có ý đồ cực kì rõ ràng xuyên suốt mọi hành động hắn làm.

3-Bane, sinh ra trong địa ngục (hình tượng nhà tù mà Bane được sinh ra chỉ là biểu tượng tối cao cho sự thờ ơ tuyệt đối của xã hội ‘bên trên’ mặt đất), nơi Bane trưởng thành là nơi tuyệt đối không có những mối quan hệ căn bản để thiết lập nên tổ chức xã hội văn minh nhân đạo (lòng vị tha, sự sẻ chia, sự bảo vệ bao bọc & được yêu thương, quan tâm) – trái lại quanh Bane – từ bé đến lớn – chỉ là sự lầm than, nhà tù, bạo lực, sự thờ ơ lãnh cảm với mọi nỗi đau của người khác, và điều kinh khủng nhất mà nơi này dạy được cho Bane là: sự tuyệt vọng. Sợi dây thừng treo lơ lửng trêu ngươi hàng trăm kẻ bị cầm tù dưới lòng đất, bất chấp mọi nỗ lực tự cứu thân, họ một là bỏ mạng, hai là bỏ mọi niềm hi vọng. Khi xem phim, khó lòng nói là bỏ mạng là một kết cục tệ hơn với con người.

Cái sự làm ràm ở trên không chỉ là về một bộ phim mình yêu thích. Khi xem The Dark Knight lần đầu tiên, mình còn chưa thấm nổi câu “You either die a hero or you live long enough to see yourself become the villain” của Harvey (một thời non trẻ biết bao). Cho đến khi xem lần 2, lần 3, lần 4 (yes yes mình là một trong những đứa dở hơi có thú vui xem đi xem lại phim nào đó mà không chán), mình mới bắt đầu từ từ hiểu được sự u ám của câu nói này, một cách vĩ mô.

Điều đáng chú ý ở đây không phải chỉ là nội dung của câu nói, điều đáng chú ý nữa là người nói ra câu này: Harvey Dent. Anh ta sau này trở thành Two-Face, một kẻ (có thể tạm coi là) điên, đi tung đồng tiền để quyết định sinh mạng kẻ khác. Harvey là một công tố viên tham vọng – anh ta là đại diện ít ỏi còn sót lại ở Gotham mà dám đứng lên chống lại bè lũ mafia kèm cảnh sát bẩn, một sự liều mạng. Có thể nói, những người như Harvey Dent thuộc loại Idealist (những con người của lý tưởng: họ rất tin vào một nguyên tắc lý tưởng nào đó – công lý, trật tự xã hội, và dám làm, đi ngược lại với lợi ích yên ổn cá nhân để thực hiện nó). Idealist là loại người đứng đầu danh sách Cần-trừ-khử-càng-sớm-càng-tốt của bất cứ thế lực nào sinh sống và tồn tại được nhờ sự thờ ơ của xã hội. Vấn đề cũa lũ idealist này là (nghĩ theo phong cách mafia), ‘they care too much’, chúng quan tâm quá nhiều.

Vậy điều gì đã đẩy Harvey đến nỗi trở thành Two-Face, cũng giết người, thay vì ngồi trong tòa án thực thi pháp luật? Bạn có thể nói là vì Joker đã đẩy anh ta đến sự tuyệt vọng, bạn cũng có thể nói vì bản chất anh ta là kẻ hai mặt. Khi Rachel chết, chẳng phải Batman cũng tuyệt vọng đấy sao? Anh ý cũng kiệt quệ về tinh thần và cảm xúc đến mức trốn biệt trong nhà 8 năm ròng. Điều gì đã khiến Batman vẫn không đi giết người trả thù ‘đòi lại’ công lý (Ramirez là 1 trong 2 cảnh sát bẩn đã giúp Joker có được Rachel, và dàn xếp vụ ‘chọn lựa’ cho Batman) còn Harvey thì có?

Gần đây, khi xem phim TomorrowLand, một bộ phim có thể nói về cốt truyện và nhân vật hay hội thoại không có gì ấn tượng lắm, nhưng cái hay của nó là ý tưởng “feed the right wolf”, mình đã nhận ra có một sự liên hệ có thể trả lời cho câu hỏi trên.

“Feed the right wolf”: ngụ ngôn về hai con sói – một con xấu xa tàn ác, một con tốt và đẹp, hai con đều đói kiệt xác, hỏi khi hai con đánh nhau, con nào thắng. Câu trả lời là: the one you feed. (con mà bạn cho ăn).

Mình không nghĩ Batman hơn Harvey bởi vì Batman hơn Harvey về phẩm chất một cách tuyệt đối. Chẳng có thứ gì như vậy cả. Khi Joker giết Rachel, hắn đang làm một thí nghiệm xã hội vĩ đại thứ hai của mình (sau trò cho công dân ‘lương thiện’ và công dân ‘nhà tù’ lên hai cái phà có bom): đẩy cả hai con người có cùng lý tưởng tới chỗ tuyệt vọng, xem tên nào chống cự được lâu hơn, và tại sao.

Harvey từ một giây trước đang ở đỉnh cao chói lòa: tống được một đống mafia đầu sỏ vào tù, một chiến công có thể nói dẹp loạn được đường phố và trấn an được cảnh sát cùng một lúc, có được Rachel, được sự đồng thuận của giới cảnh sát mà trước đây thực ra không thiện chí lắm với Harvey, nay: mất Rachel, vì một trong đám cảnh sát kia đã gián tiếp câu kết tạo cơ hội cho Joker (vì một trong số họ không đủ can đảm hi sinh lợi ích người thân của mình trong bệnh viện để làm việc đúng). See a common theme here?

Sự thờ ơ ích kỉ ở Gotham có rất nhiều sắc độ. Từ việc giới nhà giàu cứ giàu, nghèo cứ nghèo (thờ ơ về phân chia của cải & nguồn lực xã hội), đến việc mafia cứ câu kết với cảnh sát, hoặc ép/gạ được cảnh sát làm việc cho mình (lương cảnh sát không cao, ok? Thứ duy nhất giữ họ làm việc họ làm là lương tâm, không phải lương. Thế nên khi sự thờ ơ trước cái bất công xảy ra liên miên mà bắt nguồn từ chính người dân sống ở Gotham, bạn nghĩ điều gì sẽ tiếp tục làm sống lương tâm của cảnh sát?), đến việc giết người cướp của diễn ra giữa một hẻm ở hai tòa dân cư – tiếng súng bắn và tiếng hét của trẻ con – mà cũng không có ai nghe thấy, hoặc nghe nhưng bỏ qua – khả năng này cao hơn vì thực ra Gotham là thành phố dân cư khá đông đúc (yes, đây là cảnh bắt đầu của cuộc đời Bruce)…đến sự ích kỉ lo nghĩ cho bản thân trước của hàng loạt những nhân vật phụ khác nhau trong phim… tất cả đều là một nét cho Gotham u ám.

Giữa tất tần tật mớ hỗn độn đó, vẫn có những người như Gordon, Harvey, Rachel, Batman, đối diện với một bên toàn bọn ngông cuồng coi thường mọi lẽ phải trên đời. Đi theo chiều tăng dần: Gordon vốn không quá quyết liệt hành động, bác ta bị trói tay một cách hữu hiệu vì vấn đệ “hệ thống”, cho đến khi Batman xuất hiện. Harvey tham vọng, có thể nói là idealist, nhưng khi thực tế trả đòn: khi mất Rachel, mất niềm tin vào sự trong sạch của giới cảnh sát Gotham, Harvey sẽ là một trong những con “át chủ bài” mà Joker dự đoán sẽ ngã trước, đặc biệt vì, cái này có lẽ là sự siêu nguy hiểm khác của Joker: hắn biết động cơ thúc đẩy con người Harvey (và những người khác) làm điều họ làm là gì. Với Harvey, có lẽ đó là tham vọng về sự nghiệp. Rachel, idealist, người dẫn Bruce tìm lại được niềm hi vọng. Và cuối cùng là Batman – người không từ bỏ hi vọng (dù khi xem phim bạn sẽ thấy anh ta bị đạp cho tơi bời về cảm xúc lẫn thể lực). Batman đã khiến Joker thích thú nhận ra anh ta là cặp đôi tương xứng của hắn. Joker – một kẻ ra sức vui chơi ngắm nhìn xu hướng độc ác ích kỉ hẹp hòi thờ ơ của xã hội Gotham được bộc lộ qua những trò thí nghiệm của mình, Batman luôn chọn nhìn vào ít tia hi vọng còn sót lại trong chính bản thân mình, và trong người khác.

Cái khiến mô hình Gotham thú vị là vì nó có rất nhiều hình mẫu để mình thỉnh thoảng suy nghĩ. Đặc biệt là Joker. Mỗi lần đọc tin, đọc comment, quan sát diễn biến những thứ ở xa ở gần, đôi lúc mình có ý nghĩ thoáng qua: Joker đang ngồi đâu đó trong một xó nhà tăm tối và cười khoái trá. Hắn đang rất khoái trá. Cái nguy hiểm và buồn nhất ở Gotham không phải là vì nó có những kẻ bệnh hoạn như Joker, mà là cái sản sinh ra những thứ quái vật như vậy: sự thờ ơ cực đại. Và cái khiến Harvey nói câu mà anh ta đã nói, chính vì anh ta ý thức được rất rõ (ít nhất là thuở đầu óc còn sáng suốt) cái giá phải trả khi sống trong một xã hội thờ ơ, nếu anh chết sớm, anh còn giữ được tâm sáng, nếu anh chết vì tuổi già, anh đã mất hết những giá trị tốt đẹp mà chỉ còn là một bản thể đen xám đầy sự nhượng bộ & bỏ qua & lờ đi. Trong một xã hội như Gotham, những người buộc phải chọn lựa giữa hai cực đó thường xuyên nhất sẽ luôn là những ‘idealist’ – những người có lý tưởng.

Và Joker sẽ luôn tìm được thời điểm thích hợp để hạ xuống kẻ theo đuổi lý tưởng ở tình thế mong manh tuyệt vọng nhất, khi anh ta lỡ ‘feed the wrong wolf’.